FB tuyển sinh :       Zalo tuyển sinh:        
    CHIÊU SINH - TUYỂN SINH
    THÔNG BÁO
     CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2024 – 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

PHẦN 1: CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Giáo dục năm 2019;

- Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/06/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Thông tư số 10/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học;

- Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp;

- Quyết định số 49/QĐ.UB ngày 05 tháng 12 năm 1996 của UBND Tỉnh Tây Ninh về việc đổi tên Trung tâm Đại học tại chức Tây Ninh thành Trung tâm GDTX Tỉnh Tây Ninh;

- Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2021-2025;

- Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.

2. Điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ

Trung tâm GDTX Tây Ninh trước đây là Trung tâm Đại học tại chức Tây Ninh được thành lập ngày 05/02/1985 theo quyết định số 05/QĐ-UB của UBND tỉnh Tây Ninh, là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Ngày 27/03/1990 UBND tỉnh ra quyết định phân cấp đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh với tên gọi là Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh Tây Ninh. Đến ngày 05/12/1996 đơn vị chính thức được đổi tên là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tây Ninh theo quyết định số 149/QĐ.UB của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. Trung tâm được UBND tỉnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

Năm 2015 Trung tâm đã được UBND tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hiện nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã trở thành cơ sở giáo dục tin cậy của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh luôn được chú trọng; đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội học tập trong tỉnh.

2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tây Ninh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CT00091, ngày 22/10/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 10/09/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh; diện tích thửa đất: 10.704 m2, thửa đất số: 170, tờ bản đồ số: 14; Địa chỉ: Khu phố 5, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CT00528 ngày 08/02/2013 theo Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 08/02/2013; diện tích: 201 m2, thửa đất số 467, tờ bản đồ số: 14; địa chỉ: Khu phố 5, Phường 4, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Trung tâm GDTX tỉnh Tây Ninh được chuyển hình thức sử dụng đất từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất đối với diện tích 10.905 m2 (trong đó có 10.146,4 m2 dùng xây dựng trụ sở và 758,6 m2 nằm trong quy hoạch lộ giới theo Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 30/08/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh. Đất do Nhà nước cho thuê theo Hợp đồng số 01/12/HĐTĐ ngày 12/12/2018, thời hạn thuê đất là 50 năm kể từ ngày 01/7/2014. Đơn vị được miễn tiền thuê đất là 50 năm đến ngày 01/7/2064 theo Quyết định số 6619/QĐ-CT ngày 21/12/2018 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.

STT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

I

Số phòng học

 

 

II

Loại phòng học

 

 

1

Phòng học kiên cố

28

 

2

Phòng học bán kiên cố

0

 

3

Số phòng học bộ môn

4

 

4

Số phòng học đa chức năng (có phương tiện nghe nhìn)

24

 

5

Hội trường

1

 

6

Bình quân lớp / phòng học

2

 

7

Bình quân học sinh / lớp

39.5

 

III

Số điểm trường

 

 

IV

Tổng số diện tích đất (m2)

10905

 

V

Tổng diện tích sân chơi, bãi tập (m2)

2461

 

VI

Tổng diện tích các phòng (m2)

 

 

1

Diện tích phòng học (m2)

3227

 

2

Diện tích thư viện (m2)

50

 

VII

Tổng số máy vi tính đang sử dụng phục vụ học tập (Đơn vị tính: bộ)

128

 

VIII

Tổng số thiết bị dung chung khác

 

 

1

Ti vi

31

 

2

Cát xét

28

 

3

Đầu Video / đầu đĩa

10

 

4

Máy chiếu Overhead, projector, vật thể

26

 

5

Máy phát điện

1

 

6

Máy photocopy

1

 

7

Máy in

11

 

 

 

Nội dung

Số lượng (m2)

IX

Nhà bếp

23

X

Nhà ăn

45

XI

Phòng nghỉ dành cho giảng viên liên kết đào tạo

10 phòng / 192 m2

 

XII

Nhà vệ sinh

Dùng cho giáo viên

Dùng cho học viên

Số m2 / học viên

Chung

Nam / Nữ

Chung

Nam / Nữ

1

Đạt chuẩn vệ sinh

2

0

9

0

Tổng 375 m2

2

Chưa đạt chuẩn vệ sinh

/

/

/

/

/

- Đánh giá chung:

Đơn vị đã thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng quy định, đúng mục đích, đúng công năng, phát huy hiệu quả của tài sản hiện có. Không để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, lãng phí tài sản và không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

2. Điều kiện đội ngũ

a. Cơ cấu tổ chức

- Ban Giám đốc, gồm:

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách;

+ 01 Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn, gồm:

+ Phòng Tổ chức – Hành chính: 05 người

+ Phòng Quản lý đào tạo: 04 người

+ Phòng Ngoại ngữ - Tin học: 03 người

- Các tổ chức đoàn thể:

+ Chi bộ trực thuộc : 08 đảng viên

+ Tổ chức Công đoàn : 14 đoàn viên

b) Tổng số cán bộ, nhận viên, theo có cấu phòng, theo loại hình lao động (biên chế, hợp đồng,…)

- Số lượng người làm việc tính đến thời điểm xây dựng Đề án: Thực hiện Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 01/06/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về định biên số người làm việc trong tại Trung tâm GDTX tỉnh: 16 người.

+ Tổng số viên chức, người lao động là: 14 người, trong đó: Viên chức: 13 người, hợp đồng 111 là: 01 người.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gồm:

+ 03 Thạc sĩ; 10 Đại học.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp : 01 người, Trung cấp : 4 người

* Thành tích đã đạt được:

Kể từ khi hình thành cho đến nay, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu trong hoạt động như: Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền. Nhiều viên chức đạt các danh hiệu thi đua, được tặng giấy khen, bằng khen của tỉnh, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, nơi này cũng đã đào tạo, chấp cánh vươn xa cho rất nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Một số thành tích gần đây của đơn vị :

+ Năm học 2018 – 2019 : Tập thể Lao động xuất sắc

+ Năm học 2019 – 2020: Tập thể lao động tiên tiến

+ Năm học 2020 – 2021 : Tập thể Lao động xuất sắc

+ Năm học 2021 – 2022 : Tập thể Lao động xuất sắc

+ Năm học 2022 – 2023 : Tập thể Lao động xuất sắc

Một số thành tích gần đây của Công đoàn Cơ sở:

Năm học

Danh hiệu tập thể, khen thưởng

Cá nhân

ĐVCĐXS

GĐNGVH

2G

2018-2019

- CĐCS “Vững mạnh xuất sắc”, Bằng khen LĐLĐ tỉnh, 01 cá nhân nhận Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

17/17

17/17

6/6

2019-2020

- CĐCS “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, Giấy khen CĐN, 01 cá nhân nhận GK.CĐN.

16/16

16/16

7/7

2020-2021

- CĐCS “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Giấy khen CĐN, 01 cá nhân nhận GK.CĐN.

16/16

16/16

7/7

2021-2022

- CĐCS “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh.

16/16

16/16

6/6

2022-2023

- CĐCS “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

14/14

14/14

6/6

-Từ năm 2019-2022 Chi bộ Đảng đạt “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, năm 2023 đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

3. Kết quả và hiệu quả hoạt động trong thời gian 5 năm từ năm học 2018-2019 đến 2022-2023

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thi cấp chứng chỉ Tin học cho 852 người, tiếng Anh Cambridge cho 2610 người, tiếng Khmer cho 314 người, tiếng Anh A1 cho 48 người, A2 cho 43 người, B1 cho 2 người.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh, tạo điều kiện cho học viên hoàn thiện hệ thống kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ theo từng ngành nghề phù hợp.

- Liên kết đào tạo trình độ đại học, theo hình thức vừa làm vừa học, từ xa các ngành nghề thiết yếu góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do tỉnh và Ngành Giáo dục giao, luôn thể hiện được vai trò đầu tàu của khối GDTX trên địa bàn tỉnh.

Số liệu thống kê các lớp liên kết đào tạo, bồi dưỡng mở được :

TT

Lớp

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

1

Các lớp bồi dưỡng, chuyên đề

165

238

362

151

196

2

Các lớp LKĐT ĐH, CĐ, TC

380

533

416

397

499

 

Tổng cộng

545

771

778

548

695

Kết quả chung

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; gắn với các cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”; Trung tâm đã xây dựng các yêu cầu cho từng bộ phận với mục tiêu là cải thiện tinh thần phục vụ và hiệu quả công việc.

- Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ: Trung tâm tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như Quốc khánh 02/9, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 với các hoạt động phong phú, sinh động.

- Công tác bồi dưỡng lí luận chính trị: Hàng năm, Trung tâm rà soát nguồn quy hoạch đề xuất và cử đảng viên theo học các lớp trung cấp Lý luận Chính trị tại tỉnh theo quy định và nhu cầu của cơ quan.

- Phòng chống dịch Covid-19: Trung tâm đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, hiện nay vẫn tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch Covid- 19 trong CB-GV-NV và học viên

- Công Đoàn: Hàng năm Công đoàn Trung tâm tham gia đầy đủ các hoạt động do Công Đoàn cấp trên tổ chức; hỗ trợ quỹ vì người nghèo, đồng bào miền núi, lũ lụt, hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh COVID-19; thi tìm hiểu về pháp luật; đóng góp vì Biển đảo quê hương vì tuyến đầu tổ quốc… Phối hợp với chuyên môn tổ chức Hội nghị viên chức người lao động, các ngày lễ trong năm như: 20/11, 08/3, 03/2, 30/4, 19/5….

- Giáo dục học viên ý thức học tập, ý thức chấp hành tốt kỷ luật, việc bảo quản, giữ gìn tài sản của lớp, của Trung tâm, ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, giáo dục ý thức học viên không xả rác và tham gia đầy đủ các hoạt động thi đua trong Trung tâm.

- Hoạt động nhân ái: Giáo dục lòng nhân ái cho học viên và được lan rộng trong Trung tâm. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động tham gia các hoạt động thiện nguyện, tích cực tham gia các phong trào do các sở, ban ngành phát động như Chương trình hiến máu tình nguyện, quyên góp hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng dịch COVID-19, ….

- Các phòng chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ chủ nhiệm lớp là lực lượng tiên phong, nồng cốt trong các tuyên truyền, nhắc nhở uốn nắn ý thức chấp hành kỷ luật, nề nếp tác phong đạo đức của học viên.

4. Thời cơ - thách thức, điểm mạnh, điểm yếu

4.1. Thời cơ:

- Các hoạt động dạy và học cho đối tượng học viên của Trung tâm đi vào nề nếp; chất lượng ngày càng được củng cố và nâng cao; môi trường sư phạm đảm bảo phục vụ dạy và học, đáp ứng nhu cầu xã hội học tập.

- Phối hợp với các học viện, đại học có uy tín cao trong xã hội để tổ chức các lớp đào tạo dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn theo các chương trình khác nhau đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ cho các đối tượng người học trên địa bàn tỉnh.

- Du lịch Tây Ninh ngày càng phát triển, đây là cơ hội để Trung tâm mở các lớp dài hạn và ngắn hạn liên quan đến ngành du lịch.

- Quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế trong giáo dục được mở rộng và phát huy hiệu quả; nhiều lĩnh vực ngành nghề mới xuất hiện; đây là 1 cơ hội tốt để Trung tâm có thể tổ chức đào tạo, cung ứng lực lượng lao động cho thị trường.

4.2. Thách thức:

- Trong thời kỳ hội nhập, xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục-đào tạo. Yêu cầu về người lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ theo các chương trình giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân người lao động là thách thức lớn. Đòi hỏi Trung tâm phải có chiến lược phát triển GD&ĐT toàn diện; phải thực hiện đa dạng hóa chương trình, đa dạng hóa loại hình GD&ĐT, phải có kế hoạch thiết thực và tầm nhìn phát triển vừa xa, vừa rộng và có chiều sâu.

- Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thị trường lao động. Một trong những mâu thuẫn nổi lên hiện nay là sự biến động nhanh của các ngành nghề trong nền kinh tế thị trường với sự ổn định tương đối của nội dung, chương trình đào tạo. Điều đó dẫn đến các nhà trường đào tạo ra không đón trước được sự vận động, phát triển của xã hội, của các ngành nghề, của quy trình công nghệ thường xuyên phát triển.

- Nhận thức của xã hội về học thường xuyên chưa đúng mức.

- Chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và NLĐ đòi hỏi phải đáp ứng trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, của hội nhập Quốc tế.

4.3. Điểm mạnh:

- Trung tâm được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại đáp ứng việc giảng dạy các trình độ.

- Hiện nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã trở thành cơ sở giáo dục tin cậy của nhân dân không chỉ trên địa bàn thành phố Tây Ninh mà còn ở trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác đào tạo đại học, hướng nghiệp đã có nhiều khởi sắc cả về quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội học trong tỉnh.

- Nội bộ Trung tâm đoàn kết nhất trí cao, mọi thành viên trong Trung tâm đều nhiệt tình, có trình độ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn ngày một nâng lên, nhu cầu về việc đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và nâng cao trình độ phổ thông cho con em ngày càng tăng.

- Đội ngũ viên chức người lao động có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình; trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn; chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với đơn vị, mong muốn đơn vị ngày càng phát triển;

- Công đoàn cơ sở hoạt động tích cực có kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ và luôn bám sát vào các nhiệm vụ chính trị của Trung tâm.

- Kết quả phấn đấu trong giảng dạy, học tập của đơn vị trong những năm học vừa qua đã tạo được niềm tin và dần khẳng định được vị thế của Trung tâm đối với cán bộ và nhân dân địa phương.

- Tập thể Ban Giám đốc với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nên công tác quản lý của Ban Giám đốc luôn có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, tính khả thi thể hiện rõ nét trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

- Đa số học viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần tự giác chuyên cần trong học tập.

4.4. Tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức của một bộ phận người dân chưa đúng về giáo dục thường xuyên.

- Mục đích và điều kiện học tập khác biệt rõ rệt giữa học viên với nhau cũng là một vấn đề lớn. Ví dụ như học để lấy bằng, một số khác để củng cố địa vị công tác. Do đó quá trình và kết quả học tập sẽ có sự chênh lệch.

- Nhu cầu học tập các lớp liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡng chuyên đề giảm, dẫn đến khó khăn trong tuyển sinh mở lớp.

PHẦN II:

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GDTX TỈNH

GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN 2030

1. Sứ mạng:

- Đào tạo, bồi dưỡng: theo nhu cầu của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phù hợp với tình hình mới với mục tiêu “Chia sẻ, hợp tác, phát triển”.

- Quyết tâm xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tiên tiến, thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất để học viên được học tập, bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển năng lực cá nhân về trí tuệ, tính độc lập sáng tạo và khả năng hợp tác, thích ứng.

2. Tầm nhìn:

- Xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tây Ninh thành một đơn vị tiên tiến, hiện đại, văn minh.

- Chương trình đào tạo đa dạng, đáp ứng nhu cầu xây dựng “Xã hội học tập” nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.

3. Giá trị:

Đào tạo: Đáp ứng người học ở mọi lứa tuổi, đa dạng nhu cầu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng…

Mô hình và cơ cấu đào tạo:

- Mô hình đào tạo: đa dạng hóa nội dung chương trình đào tạo, hình thức đào tạo và tổ chức học đáp ứng đa dạng về điều kiện và nhu cầu học tập của mọi người, mọi lứa tuổi.

- Cơ cấu đào tạo gồm: chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh; phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng nghề để tổ chức dạy nghề trung cấp cho học sinh hệ phổ thông; chuyển tiếp, liên thông cho học viên học hệ cao đẳng, đại học.

- Phối hợp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện tổ chức hoạt động liên kết đào tạo trình độ Trung cấp trở lên và các loại hình bồi dưỡng trực tiếp, trực tuyến đáp ứng nhu cầu người đi làm muốn nâng cao trình độ.

4. Mục tiêu và giải pháp

4.1. Mục tiêu chung:

Xây dựng Trung tâm có uy tín về chất lượng GD-ĐT, là mô hình GD-ĐT vừa mang tính đại chúng vừa có tính hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập. Đặc biệt, là nơi đáp ứng nhu cầu học suốt đời của người dân địa phương, thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

4.2.1. Đội ngũ viên chức.

- Phát triển đội ngũ viên chức theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng cao. Đảm bảo 100% viên chức có trình độ đạt và trên chuẩn, biết ứng dụng CNTT, sử dụng tiếng Anh trong nghiên cứu và công tác.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng người học, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy theo hướng phát huy năng lực của người học, chú trọng hình thành tính cách, kỹ năng thích ứng ...

- Hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế xã hội và xu thế phát triển; hệ thống các ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học và vận dụng hiệu quả trong công tác tuyển sinh cũng như trong tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo tạo Trung tâm.

4.2.2. Quy mô học viên:

TT

Chương trình

Số lượng học viên / năm

Số lượng lớp / năm

Ghi chú

1

Trung cấp và Cao đẳng

150

3 - 4 lớp

 

2

Liên kết đào tạo trình độ đại học

300 - 350

8 – 10 lớp

 

3

Bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn

150-200

4-6 lớp

 

4

Tiếng Anh Cambridge

600-700

35-40 lớp

 

5

Ứng dụng CNTT

150-200

7-10 lớp

 

6

Thi chứng chỉ Ngoại ngữ

500-600

 

 

7

Thi chứng chỉ CNTT

250

 

 

4.2.3. Chất lượng GD-ĐT:

Đào tạo, bồi dưỡng: chú trọng tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng thích ứng cuộc sống, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc …; tổ chức đào tạo ngoại ngữ, tin học và các khóa nâng cao trình độ theo nhu cầu cần thiết của người đã đi làm. Phối hợp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có uy tín trong nước đào tạo các lớp văn bằng 1, văn bằng 2, liên thông bằng nhiều hình thức như trực tiếp hay trực tuyến, học trong và ngoài giờ hành chính phù hợp cho mọi đối tượng tham gia học.

4.2.4. Cơ sở vật chất:

- CSVC được sửa chữa, nâng cấp theo hướng đủ các phòng dạy, học lí thuyết, thực hành, thí nghiệm,... nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; xây dựng thêm các phòng chức năng, thí nghiệm, thực hành, phòng học thông minh trong khuôn viên Trung tâm.

- Tiến tới xây dựng Trung tâm đạt chuẩn để thực hiện được đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của Bộ GD-ĐT.

- Xây dựng môi trường sư phạm : Xanh -Sạch -Đẹp -Thân thiện -Văn minh.

4.3. Phương châm hành động.

- Tập thể viên chức, người lao động Trung tâm: “Đoàn kết yêu thương – Cùng nhau phát triển”.

- Đào tạo: “Đào tạo những gì xã hội cần”

4.4. Giải pháp thực hiện:

4.4.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với Trung tâm, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…

a. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí.

Cơ cấu Ban giám đốc 03 người: Giám đốc phụ trách chung, 01 phó Giám đốc phụ trách Ngoại ngữ-Tin học và cơ sở vật chất; 01 phó Giám đốc phụ trách tuyển sinh và quản lý đào tạo.

b. Nhân sự.

- Viên chức phải có trình độ đại học trở lên.

- Tạo điều kiện tốt cho viên chức tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng mềm, phương pháp giảng dạy mới…

- Đầy đủ nhân viên phụ trách: Y tế học đường, thư viện, thiết bị, tư vấn giới thiệu việc làm…

4.4.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức-văn hóa; chất lượng đào tạo nghề nghiệp. Giải pháp chủ yếu là hướng tới người học, đặt quyền lợi người học lên trên tất cả:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục

- Tích cực tổ chức các chương trình giáo dục hành dụng, chương trình chuyển giao công nghệ để giúp người học có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thường nhật.

- Hình thành và phát triển động cơ đúng đắn; khơi dậy ở học viên nhu cầu nhận thức, chủ động chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập, hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khả năng quản lý bản thân...

4.4.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Quản lý, duy tu, bảo quản và nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu của người học, ngành học.

4.4.4. Ứng dụng và phát triển CNTT.

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong các công tác quản lí, giảng dạy, xây dựng thư viện giáo án điện tử, bộ đề thi, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Từng bước nâng cao chất lượng quản lí, dạy và học.

- Tích cực vận dụng, ứng dụng các phần mềm quản lí, dạy-học theo quy định.

- Duy trì hoạt động website của Trung tâm hiệu quả, đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên, nội dung phong phú và đa dạng. Học viên và người lao động có thể tải hệ thống văn bản của Trung tâm trên website đơn vị.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên tự học hoặc tham dự các lớp bồi dưỡng để sử dụng CNTT phục vụ cho công việc.

4.4.5. Huy động mọi nguồn lực xã hội và hoạt động giáo dục.

- Xây dựng Trung tâm theo chuẩn văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Trung tâm. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, người lao động.

- Tập hợp, huy động được các nguồn lực xã hội, tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển Trung tâm (nhân-tài-vật lực).

- Xây dựng nguồn lực tài chính của Trung tâm từ các nguồn giảng dạy, liên kết, phối hợp, dịch vụ của Trung tâm. Quản lí sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

- Huy động nguồn lực tài chính-vật lực để nâng cấp CSVC: Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy và học. Khuôn viên Trung tâm, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác.

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Xây dựng và phổ biến chiến lược:

- Chiến lược được xây dựng trên quy chế dân chủ, mọi thành viên trong Trung tâm phải có trách nhiệm cùng Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch bảo đảm tính khoa học, tính khả thi.

- Chiến lược được phổ biến rộng rãi đến mọi thành viên trong Trung tâm và các tổ chức cá nhân quan tâm đến Trung tâm và phải được kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kì năm học.

2. Tổ chức thực hiện:

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc, điều chỉnh kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của Trung tâm. Thành phần gồm các cán bộ cốt cán của đơn vị.

3. Lộ trình thực hiện chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2024– 2025.

+ Tập trung khai thác hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhu cầu trên địa bàn toàn tỉnh. Mở rộng quy mô, hình thức, phương thức liên kết đào tạo với các đơn vị, cơ sở giáo dục đại học, học viện trên cả nước.

+ Từng bước bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu số hóa, xây dựng trường học thông minh. Thực hiện hiệu quả công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Hoàn thiện cơ cấu về đội ngũ đảm bảo phù hợp với nội dung nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên cơ sở nhu cầu thực tế của đơn vị.

Giai đoạn 2: Từ năm 2026 – 2030.

+ Mở rộng một số hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo chiêu sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, thực hiện đào tạo các lớp trung cấp, cao đẳng, đại học văn bằng 1, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học và đại học văn bằng 2 theo xu thế phát triển giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

+ Phối hợp và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, các lớp chuyên đề theo xu thế xã hội và đảm bảo quy định của Nhà nước.

+ Từng bước hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm thành cơ sở giáo dục hiện đại cấp toàn quốc, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

4. Đối với Giám đốc Trung tâm:

Đổi mới về tư duy và phương thức quản lí giáo dục, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tập trung xây dựng kế hoạch để đảm bảo được chất lượng đại trà và tạo ra mũi nhọn đột phá ở một số mặt.

Tổ chức triển khai chiến lược tới từng viên chức, người lao động của Trung tâm. Sau từng thời gian nhất định, có đánh giá việc triển khai, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu chung của ngành và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

5. Đối với các phó Giám đốc Trung tâm:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Giám đốc tổ chức, triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp.

6. Đối với lãnh đạo các phòng :

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong phòng, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Thường xuyên đánh giá, nhận định về kết quả triển khai nhiệm vụ; tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Trung tâm.

7. Đối với cá nhân viên chức, người lao động:

Căn cứ chiến lược, kế hoạch năm học của Trung tâm để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược./.

    VIDEO CLIP _HỌC TẬP, SINH HOẠT
    HỌC TẬP
 Thăm dò nhu cầu học tập
 Góp ý
    LIÊN KẾT WEBSITE
    LƯỢT TRUY CẬP
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH TÂY NINH
Địa chỉ : số 2, hẻm 1, Lạc Long Quân (7, hẻm 18, NV Rốp) Kp.5, P.4, Tp. Tây Ninh
Điện thoại : (0276) 3842374; (0276) 3842375; (0276) 3841305
Fax : +GMAIL: ttgdtxtn2023@gmail.com
Email : ttgdtxtinh.tayninh@moet.edu.vn
Phát triển Bởi Công ty giải pháp Phần mềm & Website Phú lợi