(Thực hiện nội dung tuyên truyền trên cơ sở chỉ đạo của công văn số 910/SGD&ĐT ngày 27/5/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển hải đảo Việt Nam và ngày Đại dương thế giới năm 2016)
Ngày Đại dương thế giới (World Ocean Day) là sáng kiến đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này. Từ năm 2009 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 6 hàng năm là Ngày Đại dương thế giới. Mục tiêu chung của việc tổ chức ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò cực kỳ quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.Ngày Đại dương thế giới còn là ngày mọi người trên hành tinh của chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của dại dương cho sự sống, cho những gì nó cung cấp cho con người những gì mà nó đại diện.Với tư cách là một quốc gia biển, Chính phủ Việt Nam là một trong số 9 quốc gia đầu tiên tổ chức các sự kiện chào mừng ngày Đại dương thế giới vào tháng 6/2009 trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (Viet Nam seas and islands week) được Chính phủ quy định trong Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 và được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm, để hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và Ngày đại dương thế giới (08/6); Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là dịp để tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.
Năm 2016, chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn là “Vì một hành tinh xanh”. Bên cạnh đó, mạng lưới đại dương toàn cầu phát động chủ đề năm 2016- 2017 của Ngày Đại dương thế giới là “Healthy oceans, healthy planet” (Đại dương khỏe mạnh, hành tinh lành mạnh). Đại dương là sự sống, là sức khỏe của con người.
VIDEO
World Ocean Day: June 8
Pollution: CO2, oil leaks, littering. 26 tonnes of plastic ends up in the ocean every year. That’s 10% of plastic made world-wide each year.
Overfishing: 2/3 of all ocean species are overfished. Fishing catches up to 7x of unwanted fish.
Global warming: Crabs, lobsters, clams, oysters and coral are under the most immediate threat from ocean acidification.
Save our Oceans
- Avoid eating overfished species
- Buy from ethical companies
- Use less plastic products
- Organize an aquatic clean-up
- Commute wisely
- Use less energy
- Encourage and educate yourself and others about helping oceans
(all sticky notes will be reused or recycled)
Ngày Đại dương Thế giới 8/6
Ô nhiễm: Khí thải CO2, tràn dầu, rác thải. 26 triệu tấn sản phẩm nhựa bị thải vào biển hàng năm, bằng 10% lượng nhựa được tạo ra mỗi năm trên toàn thế giới.
Đánh bắt quá độ: 2/3 số chủng loài của đại dương đang bị đánh bắt quá độ. Ngành đánh bắt cá đã đánh bắt quá độ đến gấp 7 lần nhu cầu thực tế.
Sự ấm lên toàn cầu: Cua, tôm, trai, sò, hào … và san hô đang trong tình trạng bị đe dọa khẩn cấp bởi a xít hóa đại dương.
CỨU LẤY ĐẠI DƯƠNG CỦA CHÚNG TA
Tránh ăn những chủng loài đang bị đánh bắt quá độ
Hãy mua thực phẩm từ những công ty hợp quy cách
Ít sử dụng những sản phẩm chế biến từ nhựa
Tổ chức dọn dẹp làm sạch hải dương
Dùng phương tiện vận chuyển thông minh
Sử dụng ít năng lượng hơn
Khuyến khích bản thân bạn và người khác về việc cứu lấy đại dương.
|