Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2018
Ba mươi năm sau Ngày Thế giới phòng chống AIDS đầu tiên, sự đáp trả của chúng ta đối với HIV đang đứng ở một giao lộ. Hướng rẽ của chúng ta sẽ xác định tiến trình của dịch bệnh – rằng chúng ta có thể kết thúc AIDS đến năm 2030 không, hoặc để mặc các thế hệ sau phải nhận lãnh gánh nặng của căn bệnh tàn phá này.
Hơn 77 triệu người đã bị lây nhiễm HIV, và hơn 35 triệu người đã chết vì bệnh liên quan đến AIDS. Những tiến triển lớn lao đã được đưa ra trong việc chẩn đoán và điều trị, và các nỗ lực phòng ngừa đã giúp tránh được nhiều triệu trường hợp nhiễm bệnh mới.
Tuy vậy nhịp độ tiến triển vẫn chưa đạt tới ngưỡng mong đợi ở mức toàn cầu. Số ca nhiễm HIV mới chưa sụt giảm đủ nhanh. Một vài khu vực đang chậm rãi tụt lại phía sau, và nguồn tài chính không đủ cung cấp. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn kìm hãm con người, đặc biệt là đối với những nhóm cư dân chủ yếu dễ bị tổn thương bởi HIV – bao gồm đồng giới nam và những nam giới có quan hệ tình dục với nam, những người hành nghề mại dâm, người chuyển giới, những người sử dụng chất kích thích, tù nhân, người tị nạn – và phụ nữ trẻ cùng thiếu nữ. Hơn thế nữa, một trong số 4 người sống với HIV không biết rằng họ đang có virus trong người, làm cho họ bị ngăn chặn trong việc đưa ra các quyết định có hiểu biết về phòng ngừa, điều trị và những chăm sóc y tế, dịch vụ hỗ trợ khác.
Vẫn còn đủ thời gian cho chúng ta – để đẩy nhanh tiến độ kiểm tra lây nhiễm HIV, để giúp cho nhiều người hơn có thể tiếp cận điều trị, để tăng trưởng nguồn tài nguyên cần thiết cho việc phòng ngừa lây nhiễm mới, và - để kết thúc sự kỳ thị. Trong tình huống cấp thiết này, chúng ta cần phải chọn ngã rẽ đúng ngay bây giờ.
Secretary-General's Message for 2018
Thirty years after the first World AIDS Day, the response to HIV stands at a crossroads. Which way we turn may define the course of the epidemic—whether we will end AIDS by 2030, or whether future generations will carry on bearing the burden of this devastating disease.
More than 77 million people have become infected with HIV, and more than 35 million have died of an AIDS-related illness. Huge progress has been made in diagnosis and treatment, and prevention efforts have avoided millions of new infections.
Yet the pace of progress is not matching global ambition. New HIV infections are not falling rapidly enough. Some regions are lagging behind, and financial resources are insufficient. Stigma and discrimination are still holding people back, especially key populations— including gay men and other men who have sex with men, sex workers, transgenders, people who inject drugs, prisoners and migrants—and young women and adolescent girls. Moreover, one in four people living with HIV do not know that they have the virus, impeding them from making informed decisions on prevention, treatment and other care and support services.
There is still time -- to scale-up testing for HIV; to enable more people to access treatment; to increase resources needed to prevent new infections; and to end the stigma. At this critical juncture, we need to take the right turn now.
Chung tay phòng chống AIDS
Hãy biết về tình trạng nhiễm bệnh của mình / Know your HIV status
Năm nay, Ngày Thế giới phòng, chống AIDS với thông điệp “Hãy biết về tình trạng nhiễm bệnh của mình”, kêu gọi tăng cường phát hiện bệnh và chấm dứt sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Tại sao bạn cần phải kiểm tra lây nhiễm / tầm soát HIV?
Trên toàn thế giới, 37 triệu người, một con số cao chưa từng có, đang sống với HIV, tuy nhiên một phần tư trong số đó lại không biết rằng họ đã nhiễm virus.
Biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân sẽ có nhiều lợi thế. Đó là khởi điểm thiết yếu để đạt được trị liệu, phòng ngừa, chăm sóc y tế và dịch vụ hỗ trợ về HIV. Những người có kết quả tầm soát dương tính với HIV cần phải được kết nối ngay lập tức để thực hiện liệu pháp kháng virus phiên mã ngược để giúp họ sống còn khỏe mạnh và ngăn chặn sư lây truyền một khi đã đạt đến sự ức chế tải lượng virus.
Biết được tình trạng lây nhiễm HIV còn giúp đối tượng đưa ra các quyết định chính xác, sáng suốt về các tùy chọn ngăn ngừa HIV, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ giúp bảo vệ trẻ em không bị nhiễm HIV, bao cao su cho nam và nữ, các dịch vụ giảm thiểu nguy cơ cho những người chích chất kích thích, tự nguyện cắt bao quy đầu vì sức khỏe và thực hiện phòng ngừa trước, sau phơi nhiễm.
Các dữ liệu gần đây nhất về HIV/AIDS trên toàn thế giới
9.4 triệu người bị nhiễm HIV mà không biết tình trạng lây nhiễm của mình
1.8 triệu người bị lây nhiễm mới HIV trong năm 2017
8.1 triệu người bị nhiễm HIV trong quá trình điều trị đã được tiếp cận kiểm tra tải lượng virus trong năm 2016
Xem thêm các nội dung tuyên truyền về Phòng chống HIV/AIDS tại đây
(Thực hiện nội dung tuyên truyền trên cơ sở chỉ đạo tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 của Sở Giáo dục tại Công văn số 2804/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13/11/2018)