(Thực hiện nội dung tuyên truyền trên cơ sở chỉ đạo của công văn số 909/SGD&ĐT ngày 27/5/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2016)
GO WILD FOR LIFE
(HOANG DÃ VÌ SỰ SỐNG)
TIẾNG GỌI THIÊN NHIÊN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA
TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHOAN NHƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC BUÔN BÁN TRÁI PHÉP SẢN VẬT HOANG DÃ
Sự bùng nổ của việc buôn bán trái phép các sản vật hoang dã đang làm xói mòn đa dạng sinh học quý giá của Trái đất, cướp đi di sản thiên nhiên của chúng ta và đưa tất cả các giống nòi tới bờ vực tuyệt chủng. Sự giết chóc và buôn lậu còn làm suy yếu nền kinh tế và hệ sinh thái, thúc đẩy tội phạm có tổ chức, nuôi sống tham nhũng và bất ổn trên toàn cầu.
|
|
Số lượng đười ươi đã giảm khoảng 50% trong vòng 60 năm qua, chủ yếu do mất nơi sinh sống |
Tê tê là loài thú có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới |
Tội phạm về sản vật hoang dã gây nguy hiểm cho tiêu biểu các loài như voi, tê giác, hổ, khỉ đột và rùa biển. Năm 2011, một phân loài của tê giác Java đã tuyệt chủng ở Việt Nam, trong khi những con tê giác đen phương tây cuối cùng biến mất khỏi Cameroon trong cùng năm. Đại viên hầu (1) đã biến mất ở Gambia, Burkina Faso, Benin và Togo, và các quốc gia khác có thể sẽ nhanh chóng theo sau. Những nạn nhân ít được biết tiếng hơn gồm có hồng hoàng mũ cát, tê tê cũng như phong lan hoang dã và các loại gỗ như Rosewood (gỗ đỏ) – các loại hoa và gỗ cũng được xem là sản vật hoang dã!
|
|
Voi Châu Á bị săn bắn trái phép để lấy ngà và cả da. |
6000 con chim bị săn trộm chỉ trong 1 năm ở tỉnh Kalimantan, Indonesia |
Những nỗ lực rất lớn để chống buôn lậu - bao gồm các chính sách mạnh mẽ hơn, các chiến dịch nâng cao nhận thức và các khoản đầu tư vào các cộng đồng bảo tồn và cưỡng chế thực thi pháp luật - đã ghi được một số thành công to lớn. Tuy nhiên, nhiều giống loài vẫn còn trong nguy cơ và cần phải có một nỗ lực tận tâm và bền vững của mỗi người trong chúng ta để đảo ngược hiện trạng này.
|
|
Rùa biển bị săn trộm để lấy thịt. Trứng của chúng bị thu gom vô tội vạ, và mai của chúng dùng làm trang sức hoặc các vật phẩm nghệ thuật truyền thống bán cho du khách |
Số cá thể loài hổ trên toàn thế giới đã giảm 97% trong một thế kỷ qua, từ 100000 con xuống còn 3500 con. |
Như thế nào để chúng ta làm được điều đó? Thêm nhiều người hơn cần phải hiểu những thiệt hại mà kinh doanh bất hợp pháp đang gây ra đối với môi trường, sinh kế, cộng đồng và an ninh của chúng ta. Chúng ta phải thay đổi thói quen và hành vi của mình để nhu cầu về các sản phẩm hoang dã bất hợp pháp bị sụp đổ. Thêm nhiều giá trị nhận thức và hành động hơn để thúc đẩy các chính phủ và tổ chức quốc tế đưa ra và thực thi những luật lệ cứng rắn hơn và đánh bại những ai vẫn còn ý muốn phá vỡ chúng.
|
|
100000 voi Phi Châu đã bị giết trong khoảng năm 2010 đến 2012, trên tổng số cá thể loài ước tính thấp hơn 500000 con |
Gỗ đỏ (gỗ hồng sắc) chiếm đến 35% trị giá của tất cả sản vật hoang dã bị chiếm đoạt |
Chủ đề của WED (2) năm nay - Go Wild For Life (hoang dã vì sự sống) - khuyến khích bạn ghi nhận và tôn vinh tất cả các giống loài bị đe dọa và có hành động của riêng bạn giúp giữ chúng an toàn để dành cho thế hệ tương lai. Chúng có thể là về động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa tại khu vực địa phương của bạn, cũng như ở cấp quốc gia hay toàn cầu – vì nhiều sự tuyệt chủng ở khu vực cộng lại sẽ thành sự tuyệt chủng toàn cầu! Dù bạn là ai và bất cứ bạn sống nơi nào, hãy cho thấy bạn tuyệt đối không khoan nhượng đối với việc buôn bán trái phép sản vật hoang dã trong lời nói và hành động của bạn, hãy tạo nên sự khác biệt.
|
Nạn săn trộm tê giác tăng đến 9000%
trong các năm từ 2007 đến 2014, năm 2007 có 13 tê
giác bị giết trái phép.
|
(1) Đại viên hầu (tạm dịch): Great Apes - khỉ dạng người loại lớn, bao gồm trong đó có người, tinh tinh, gôrila và đười ươi. Đây là tên gọi thông thường, không phải tên theo danh pháp khoa học. Trong trường hợp này Great Apes không bao gồm loài người.
(2) WED: World Environment Day – ngày môi trường thế giới
Các nội dung văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến môi trường
CÁC SỐ LIỆU VÀ SỰ KIỆN VỀ BẢO VỆ SẢN VẬT HOANG DÃ CỦA THẾ GIỚI
|